Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021
Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021
200 VỊ THUỐC NAM/YHCT THƯỜNG DÙNG (Phần 4)
10. LỨC CÂY (Cúc
tần, Sài hồ nam)
- Lức cây ngọt thương hàn năng giải
Khí ấm dùng lợi cả gân xương
Phát mồ hôi huyết mạch thông thương
Lại cần dụng trị về phong thấp.
11. LỨC BÌA TÊN
-Lức bìa tên vị cay
hơi lạt
Tánh khí bình không độc
thông hơi
Giải trái ban chỉ
khát kịp thời
Dây lớn ấm tán phong
trừ thấp.
12. LỨC BÒ (sao
đen chỉ huyết)
-Lức bò vị ngọt hàn hậu lạt
Giải nhiệt cuồng tỳ phế nhuận trường
Cầm huyết băng thổ huyết kỳ phương
Cũng vị thuốc dùng trừ ban trái.
13. CÂY BÙM SỤM (Tân diệp)
-Cây bùm sụm chất
bình giúp cật
Thanh bàng quang lại
giải trái ban
Trợ mạnh tỳ giúp vị đặng an
Bệnh tích tụ cần dùng thông đạt.
200 VỊ THUỐC NAM/YHCT THƯỜNG DÙNG (Phần 3)
6. DÂY SỮA BÒ (Hà thủ ô)
-Dây sữa bò rét ban trị tuyệt
Vị ngọt mà chất ấm bổ tinh
Hơi sáp trường trừ thũng sưng
mình
Lợi tiểu tiện uống nhiều trợ thận.
7. CỎ VƯỜN TRẦU (Ngưu cân thảo)
-Cỏ vườn trầu trị ban
ẩn chẩn
Vị ngọt mà tánh khí
hoà bình
Nhuận phế làm hơi thở
thông hành
Hoặc chỉ khát cùng là giải nhiệt
-Cờm gạo cây ngọt mà lương huyết
Hay thông hơi mát phổi hoà tỳ
Trừ ho khan huyết trắng dậy thì
Lá phát hãn cũng hay giải nhiệt.
9. CAM THẢO ĐẤT
-Cam thảo đất ngọt mà
nhuận huyết
Hậu nhẩn hơi rồi lại
thanh đờm
Giải nhiệt cuồng ban
trái cứu an
Thanh can đặng vị tỳ
đều mát.
Điều trị huyết áp cao, xuất huyết não: Cam Thảo Đất, Lá Sen 15g; Bạch Thược,
Tầm Gửi, Mạch Môn, Sinh Địa 10g; Đỗ trọng 12g. Sắc thành 3 nước, trộn đều uống
hàng ngày.
Cam thảo đất là thảo dược có tác dụng điều trị ho, chữa sởi,
cảm cúm, giảm nhẹ triệu chứng tiểu đường và nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, để đảm
bảo an toàn thì bệnh nhân cần trao đổi trước với bác sĩ điều trị khi sử dụng
Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021
200 VỊ THUỐC NAM/YHCT THƯỜNG DÙNG (Phần 2)
Khí mát mà hơi ngọt thanh can
Thường dùng làm giải nhiệt trị ban
Cây có sức trợ tỳ cường vị.
Vỏ rể dâu phế ung
dùng trị
Vị ngọt mà khí ấm hơi
cay
Tả phế trừ tà nhiệt
thiệt tài
Mà rồi cũng trị về ho
suyễn.
5. CHÙM GỞI DÂU
(Tang ký sanh)
-Chùm gởi dâu đau lưng trị tiến
Vị ngọt mà hơi nhẫn an thai
Trừ trường ung phong thấp rất hay
Mà rồi cũng trị về phong thấp.
– Cành dâu: Có
tác dụng trừ phong thấp, mình mẩy đau nhức, chân tay co quắp.
– Vỏ rễ dâu dùng để
chữa: ho, chướng bụng, phù thũng
– Quả dâu chữa:
Người huyết hư, ù tai, mắt mờ, tóc bạc sớm.
– Tầm gửi cây dâu làm
thuốc: mạnh gân cốt, an thai, ra sữa
– Sâu dâu (nhộng)
làm thuốc bổ chữa trẻ em gầy yếu biếng ăn.
– Tổ bọ ngựa trên cây
dâu chữa: trẻ em đái dầm, người lớn di tinh, đái dắt
Liều dùng:
Lá
dâu 16g – 20g/ngày Sâu dâu (nhộng) 3
– 4 con/ngày
Vỏ rễ dâu 12g –
18g/ngày Tầm gửi cây dâu 12g – 20g/ngày
Cành dâu 18g – 20g/ngày Tổ bọ ngựa trên cây 6g – 12/ngày
"SƯU TẦM"
Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021
200 VỊ THUỐC NAM/YHCT THƯỜNG DÙNG (Phần 1)
1. CÂY ĐẬU SĂNG (Đậu chiều)
-Cây đậu săng vị cay khí ấm
Hậu ngọt mà có chất giải ban
Lá cần dùng trị cảm phong hàn
2. RỄ
ĐẬU SĂNG (Sơn đậu căn)
-Rễ đậu săng độc trùng dùng trị
Vị lạt hơi hậu đắng mát mà
Yết hầu sưng đau đớn sinh ra
Hoà chư dược không hề khắc kỵ.